Press "Enter" to skip to content

4 chiến lược dùng trong Affiliate Marketing – bán được số lượng hàng khủng

4 CHIẾN LƯỢC DÙNG TRONG AFFILIATE MARKETING ĐỂ BÁN ĐƯỢC NHIỀU HÀNG HƠN
Affiliate Marketing: Nói một cách đơn giản đây là một hình thức tiếp thị liên kết bằng cách hợp tác với các cộng tác viên (Publisher/ Affiliate). Các Publisher/ Affiliate sẽ sử dụng một hay nhiều website để quảng bá các sản phẩm cho một hoặc nhiều nhà cung cấp (Advertiser) cùng lúc đến khách hàng ( User)  và nhận được hoa hồng sau khi hoàn thành công việc hoặc yêu cầu từ phía nhà cung cấp. 
smiley Bạn muốn có thêm nhiều lượt truy cập?
smiley Bạn muốn có thêm nhiều khách hàng tiềm năng?
smiley Bạn muốn tăng doanh số bán hàng?
Hãy cùng chúng tôi tìm freelancer giúp đỡ bạn vì họ sẽ tư vấn và thực hiện điều đó một cách chuyên nghiệp nhất
Gần đây tôi đã đọc được một điều rất thú vị: “Những doanh nghiệp đang hoạt động với 1 đến 5 nhân viên sẽ có trung bình từ 12 đến 20 lượt khách truy cập vào website của họ mỗi ngày.
 
Có phải bạn đang tự hỏi tại sao tôi lại cho rằng điều này  thú vị phải không?
Bởi vì điều này chỉ ra rằng có nhiều website của các doanh nghiệp có lượt truy cập không cao.  Hiện nay có cả hàng ngàn website khác đang thu hút sự chú ý của người dùng và người ta vẫn cho rằng bí mật để phát triển công việc kinh doanh chính là đánh vào các bài biết trên mạng, các blog một cách thiển cận với hi vọng sẽ tăng được doanh thu.
 
Điều đó không dễ dàng vậy đâu – vì nếu nó mà dễ thì tất cả chúng ta đều đang nhấm nháp những li Mojito trên một bãi biển ở Koh Samui rồi. (Một đảo du lịch nổi tiếng ở Thái Lan)
Dù cho bạn là một nhà thiết kế web hay một nhà phát triển web hoặc bạn đang là cầu nối như freelancerViet thì cũng có RẤT NHIỀU  cơ hội để bạn kiếm tiền từ số lươt truy cập của các khách hàng hiện hành.
Có rất nhiều cách để công việc kinh doanh phát triển dễ dàng hơn. Tôi sẽ chia sẻ cho bạn một vài phép toán giúp bạn dễ hiểu hơn.
 
enlightened Hãy tưởng tượng rằng bạn đang sở hữu một website quảng cáo và đang cố gắng quảng bá một sản phẩm nào đó hoặc là dùng nó vào việc thu thập email của khách hàng. Nếu website của bạn đạt được 10.000 lượt truy cập một tháng với tỉ lệ chuyển đổi là 2% = 200 lần chuyển đổi giới thiệu thành công (có nghĩa là bạn đã giới thiệu được 200 khách hàng đến với nhà cung cấp). Cũng không tệ  lắm nhỉ? Bây giờ hãy cố gắng tăng tỉ lệ chuyển đổi lên cao hơn. Bạn có thể làm một trong hai việc sau:
 
yes Cố tăng lượng truy cập lên 20.000 lần một tháng với tỉ lệ chuyển đổi là 2% = 400 lần chuyển đổi giới thiệu thành công. Bạn cũng nên suy nghĩ cẩn thận về số lượng công việc cần làm để tăng số lượt truy cập lên gấp đôi. Bạn có thể dùng các bài đăng định kì hàng tháng, hàng năm, làm SEO hoặc dùng mạng xã hội để thực hiện điều này.
yes Hoặc bạn có thể tăng gấp đôi tỉ lệ chuyển đổi như sau: với 10.000 lượt truy cập thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ là 4% = 400 lần chuyển đổi giới thiệu thành công. Sau đây là những điều bạn nên làm: 
– Học về tâm lý trong việc bán hàng
– Học cách tối ưu hóa landing pages (Trang đích: một trang “đơn” với một nội dung duy nhất)
– Thay đổi một số thứ trên landing page
 
Cả hai phương pháp trên đều có số lượng chuyển đổi như nhau, nhưng tôi nghĩ phương pháp một tốt hơn phương pháp hai. Nếu bạn chú ý vào việc tăng gấp đôi tỉ lệ chuyển đổi, bạn sẽ nhận được những kết quả tương tự mà không cần tốn nhiều công sức. Nhưng tôi cũng không khuyến khích bạn chỉ nên tập trung vào việc tăng lượng truy cập vào website. Tôi chỉ muốn bạn hiểu rằng người ta thường không chú ý vào việc tối ưu hóa những gì mình đã có. Tôi phát điên lên được khi thấy nhiều người chuyển đổi landing-pages một cách kinh khủng trong khi freelancerViet có thể giúp họ dễ dàng cải thiện điều đó. Vậy nên, tôi sẽ cho bạn biết 4 nguyên tắc đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao mà tôi thường áp dụng mỗi khi quảng bá online thứ gì đó (bạn có thể thực hiện điều này trong vọng hơn 1 tuần).
 
1. Khách hàng cần cách giải quyết vấn đề chứ không phải cách phòng tránh vấn đề.
Đây là điều mà tôi đã học được từ quyển “Khiêu vũ với ngòi bút” của tác giả Joseph Sugarman. 
Khiêu vũ với ngòi bút – Josheph Sugarman
– Tiêu đề của cách phòng tránh sẽ là: “Ồ, trong thời gian tới, điều này có thể giúp mình tránh một số vấn đề.”
– Tiêu đề của cách giải quyết sẽ là: “Bây giờ mình thật sự đang chịu tổn thất nặng nề, mình thật sự sẽ làm mọi thứ để giải quyết được nó.”
Bạn có thể chỉ ra được sự khác biệt trong suy nghĩ của mỗi người khi họ đọc hai câu trên không?
Khi nói về cách phòng tránh các vấn đề thì bạn đang khiến người khác cảm thấy lo lắng về tương lai khi họ gặp phải những điều tương tự. Vậy nên để có thể bán những thứ liên quan đến điều này là rất khó. Còn việc bán những thứ liên quan đến cách giải quyết thì rất dễ dàng bởi bạn cho khách hàng thấy rằng họ cần giải pháp của bạn nhiều đến mức nào ở hiện tại.
Hãy lấy việc bảo vệ sức khỏe và vóc dáng làm ví dụ thực tế:
– Cách ngừa: ăn uống các loại thực phẩm bổ dưỡng một cách điều độ để phòng bệnh.
– Cách chữa: làm phẫu thuật, ăn kiêng, giảm cân theo kế hoạch, …
Ước gì nó khác đi nhưng mà thật đáng buồn là bạn sẽ chẳng kiếm được nhiều tiền từ việc bảo người khác nên ăn uống điều độ đâu.
Nếu bạn đang bán gì đó, hãy nhắm mục tiêu bán nó như là một “giải pháp”.
 
Hãy xem qua hai ví dụ dưới đây: 
Ví dụ 1: Bạn có phải là một freelancer hay không?
Nếu phải viết tiêu đề cho bài viết ngay trên trang chủ thì bạn sẽ viết như thế nào? Có hai tiêu để như sau: 
Tiêu đề của phương pháp phòng ngừa sẽ là: “Website có độ phản hồi cao được xây dựng để đáp ứng mọi khách hàng”
Tiêu đề của giải pháp sẽ là: “Website của bạn đang giảm 57% lượt truy cập (và hàng trăm đô la) mỗi ngày?”
Với góc độ của phương pháp phòng ngừa, chúng ta đang nói về các lợi ích trong tương lai. Vậy thì vấn đề ở đây là gì? Vấn đề chính là khách hàng của bạn đâu có chịu bất kì tổn hại gì ở hiện tại đâu mà họ phải vội mua cái bạn đang bán. Còn giải pháp đánh đúng vào vấn đề nghiệm trọng mà khách hàng đang gặp phải ngày lúc này (tỷ lệ phần trăm khách hàng truy cập giảm rõ rệt cũng như nguồn thu vào, bởi vì website của họ không được thiết lập đúng với tiêu chuẩn hiện đại). Người ta sẽ không mua gì cả nếu họ đã có và được thỏa mãn đầy đủ điều mình cần. Họ chỉ mua khi có vấn đề xảy và phải chịu tốn thất thôi.
Khi đọc lên nội dung của “giải pháp”, người ta sẽ nghĩ:
“Làm sao mà website của mình bị giảm số lượt truy cập nhiều như vậy?”
“Mình có thể giải quyết vấn đề này không? Việc này có vẻ cần phải có chuyên môn.”
“Mình đang bị mất đi bao nhiều tiền túi vì cái vấn đề này đây trời?!”
Về phương pháp còn lại, người ta sẽ nghĩ: 
“Mình thích cái ý tưởng về website phản hồi nhanh.”
“Thời gian tới mình sẽ code website lại lần nữa.”
“Đâu có ai phàn nàn gì đâu và mọi thứ đang diễn ra rất tốt nên cái này cũng không cần gấp lắm.”
Ví dụ 2: Bạn có phải là một Publisher/Afiliate?
Bạn đang quảng cáo về Shopify trên website của mình và muốn thực hiện  chiến lược bán các “giải pháp” thay vì “cách phòng tránh”.
Dưới đây là một vài cách để bạn có thể quảng bá nó ngày trong phần tiêu đề.
“Bạn đang phải chi trả quá nhiều cho nền tảng thương mại điện tử của mình?”
“Phần mềm thương mại điện tử của bạn rất khó sử dụng và bạn phải trả phí cao?”
“Lí do tại sao tôi lại chuyển sang sử dụng Shopify mà không phải là nền tảng XYZ nữa. (Tôi dành nhiều thời gian để sửa các nền tảng khác nhiều hơn là bán hàng trên các nền tảng đó)”
Người ta tìm kiếm cách giải quyết các vấn đề của họ chứ không phải là cách phòng tránh chúng.
 
2. Các mẫu thiết kế sẽ quyết định sự thành bại của bạn.
Website online có tên là CSS Cleaner cho phép bạn tạo ra phong cách riêng cho website của mình.
Và bạn có bao giờ nghe về một xu hướng tâm lí gọi là Anchoring? Đây là định nghĩa về nó từ trường luật Harvard: “Anchoring là một định kiến nhận thức mô tả về xu hướng người dùng thường phải dựa quá nhiều vào những thông tin đầu tiên được cung cấp.”
Vậy thì nó ảnh hưởng như thế nào đến những người như chúng ta? Nó chỉ ra rằng những ấn tượng ban đầu là những ấn tượng duy nhất có ý nghĩa và sẽ in sâu vào tâm trí khách hàng. Điều đầu tiên bạn cảm nhận về một website nào đó sẽ ở trong trí óc của bạn mãi khi bạn nghĩ về nó.
Các phần trong website sắp xếp rất lộn xộn và khó điều hướng? Hay website đó rất đơn giản và dễ sử dụng? Khi bắt đầu, website yêu cầu bạn phải thực hiện 5 tác vụ hay chỉ cần làm 1 tác vụ duy nhất? Sau khi sử dụng website, bạn thấy thõa mãn hay thất vọng? Đó là những gì mà người khác nghĩ và cảm nhận về website của bạn. Có lẽ là do sự phối hợp màu sắc trên trang của bạn khiến người khác không thích. Cũng có thể là do bạn chưa bao giờ chỉnh sửa lại trang WordPress của mình sau khi cài đặt nó từ 5 năm trước. Có cả ngàn lí do khiến cho người khác quay lưng lại với trang web của bạn. Vậy thì bạn nên làm gì để cải thiện giao diện trang web và bán được nhiều thứ hơn? 
yes Học tập từ xung quanh (những website khác)
Nếu đang là một Affiliate/ Publisher thì bạn cần phải biết đối thủ cạnh trạnh của bạn đang làm gì. Nếu là một nhà thiết kế thì bạn cần phải biết cách đối thủ của bạn thiết kế website của họ. Và đừng chỉ chăm chú vào mỗi đối thủ trực tiếp của mình, bạn cũng nên học hỏi từ những người thành công trong lĩnh vực này. Các mẫu thiết kế đẹp sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng và giúp việc quảng cáo có hiệu quả hơn. Hãy tìm kiếm trên Google những từ khóa hàng đầu trong ngành của bạn và học hỏi cách làm việc của các chuyên gia. Sau đó rút ra từ website của họ các yếu tố sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu như họ đã làm. Riêng tôi rất thích website của Ramit Sethi và Grant Cardone. Chúng có giao diện phù hợp với mọi thiết bị và mang đến cảm giác rất tuyệt vời khi sử dụng.
yes Để người khác đánh giá website của bạn
Bạn có thể tạo một chủ đề trên Reddit, đăng bài vào vài nhóm trên Facebook hoặc dùng 1 trang web khác như là Criticue hay Five Second Test.
Bạn cũng có thể để cho hai mẹ con nhà này đánh giá website của mình thông qua hai đường link sau: 
http://theuserisdrunk.com/
https://theuserismymom.com/
Hãy đọc các phản hồi và phân tích chúng kĩ càng, đặc biệt là các phản hồi trên Reddit và Facebook. Nhưng bạn cũng đừng buồn bã và quá bi quan nếu có ai đó bình luận gay gắt bởi vì dù gì thì chúng cũng sẽ giúp bạn cải thiện trang web của mình và kiếm thêm được tiền thôi. 
yes Thiết lập kiểm tra phân tách đơn giản (split tests)
Bạn muốn trang web của mình trông đẹp hơn nhưng mẫu thiết kế được đưa ra lại không có tính thẩm mĩ. Vậy bạn phải làm gì? Đó chính là xác định mục tiêu số một của website, là giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Bạn phải thử nghiệm nhiều cách khác nhau để người xem mua hàng của bạn. Nếu bạn đang bán một sản phẩm, hãy thử nghiệm những cách như là dùng “Những chiếc hộp của Johnson” hoặc dùng quảng cáo thanh bên. Hãy sử dụng những hình ảnh đẹp hơn (dẫn link về trang bán hàng của bạn) và xem thử tỉ lệ chuyển đổi của bạn có tăng lên không nhé! Cùng với đó, các phần mềm như VWO hay Optimizely sẽ giúp bạn thực hiện điều này dễ dàng hơn.
Nếu hình thức kinh doanh của bạn là để mọi người liên hệ với bạn, hãy kiểm tra phân tách bằng cách sử dụng các loại pop-up. Có một nghiên cứu rất thú vị về Leadpages (trang thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng) bằng cách dùng kiểm tra phân tách pop-up so với hình thức in-page bạn nên xem qua nếu bạn muốn thu thập email của khách hàng. 
yes Theo dõi hoạt động của khách truy cập vào trang
Tỷ lệ thoát cao (bounce rate/exit rate) cho thấy rằng có vấn đề đang xảy ra với website của bạn. 
(Tỷ lệ thoát là số người rời khỏi trang web của bạn mà không thực hiện bất kỳ “hành động” nào, chẳng hạn như nhấp ngay qua trang khác mà không nấn ná lại một chút nào. Đó là số người chỉ truy cập vào một trang duy nhất trên website của bạn.)
Bạn có thể cài đặt phần mềm như Hotjar để thu lại màn hình xem khách hàng làm gì trên website của bạn. Phần mềm này giúp bạn thấy chuyển động của con trỏ chuột trên màn hình và cách khách hàng tương tác với website.
Bạn phải xem khách hàng có bị bối rối khi sử dụng website hay không? Hay là website của bạn có vẻ rất dễ tương tác? Bạn thực sự cần phải tìm hiểu những điều này để cải thiện website của mình.
Trang web có tỷ lệ thoát thấp đồng nghĩa với việc nó rất hấp dẫn người dùng. Hãy theo dõi tỷ lệ thoát trên website của bạn và đảm bảo giữ vững tỷ lệ ổn định nhất hoặc là làm nó giảm dần theo thời gian. 
 
3. Làm thế nào để sử dụng những phản hồi và lời khen của khách hàng?
Những lời phản hồi từ khách hàng của Neil Patel chỉ ra cho anh ta những gì anh ta cần phải làm và những vấn đề anh ta cần giải quyết. Điều đó đã giúp anh ta rất nhiều.
Việc đầu tiên bạn sẽ làm khi bạn muốn tìm thứ gì đó ở chỗ bạn là gì? Tất nhiên là tra Google rồi! Rồi sau đó bạn tự hỏi: “Làm sao để chứng thực được rằng doanh nghiệp/đối tác/nhà hàng đó có tốt như người ta nói?” 
Để biết rằng người khác có làm việc tốt hay không thì cách tốt nhất chính là đi hỏi những người xung quanh xem thử người đó làm việc như thế nào. Nhưng luôn có một vấn đề với những lời nhận xét, những lời chứng thực. Đó chính là việc chúng được đưa ra từ những người không cụ thể hoặc không có thật. Bởi vì bất kì ai cũng có thể nhận xét trên internet ngày nay thông qua Google/Yelp/TripAdvisor… Nếu bạn chỉ dựa vào những lời nhận xét này thì đồng nghĩa với việc bạn đang ép buộc khách hàng phải tin vào ý kiến của những người lạ chẳng hề có chút kinh nghiệm nào. Vậy điều này có nghĩa là gì? Để tìm hiểu, hãy xem qua hai lời nhận xét sau đây:
yes Nhận xét A: “Shopify là dịch vị thương mại điện tử tốt nhất mà tôi từng dùng qua. Nó rất tiện dụng, giúp tôi kiếm được nhiều tiền hơn và dễ dàng tùy chỉnh những thiết kế mà tôi muốn.” – Charles N, New York
yes Nhận xét B: “Shopify là dịch vị thương mại điện tử tốt nhất mà tôi từng dùng qua. Nó rất tiện dụng, giúp tôi kiếm được nhiều tiền hơn và dễ dàng tùy chỉnh những thiết kế mà tôi muốn.” – Charles Ngo, Marketer thực hiện 7 lần quảng bá kinh doanh, Diễn giả, Blogger tại CharlesNgo.com 
Bạn đã thấy sự khác biệt rồi chứ? 
Cùng một lời nhận xét nhưng từ hai người khác nhau. Nhận xét A là của mình người ngẫu nhiên nào đó ở New York gọi là Charles N. Và chẳng ai quan tâm anh ta nghĩ gì về Shopify cả. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì chẳng có bất cứ bằng chứ nào minh chứng nó có thật cả.
Nhưng còn nhận xét B thì sao? Nó chỉ ra rằng một người tên là Charles Ngo ( người đã từng thực hiện 7 lần tiếp thị thành công qua internet, diễn giả, blogger)  đang nhận xét về Shopify. Bạn biết rõ người này là ai và phải tìm anh ta ở đâu vì có đường link dẫn bạn tới website của anh ấy. Khi bạn truy cập vào blog của Charles, bạn có thấy rằng có 75k đến 100k lượt truy cập vào đây mỗi tháng, bạn có thể thấy bài giới thiệu về Shopify cũng như việc anh ấy viết rất nhiều về nó. Khi đó lời nhận xét mới trở nên có giá trị. Bởi bạn biết rằng người này thật sự tồn tại, có một website thật. Bạn có thể thấy mặt, xem video hoặc đọc qua những câu chuyện của anh ta. 
Nhưng không phải ai cũng có cơ hội được các khách hàng lớn đưa ra lời nhận xét hay chứng nhận khả năng. Dưới đây là hai cách giải quyết vấn đề này nếu như bạn là người mới hoặc chưa có khách hàng nào đáng chú ý. 
Lời nhận xét cho việc quảng bá các sản phẩm
Một chiến lược tôi rất thích dùng là nói về việc người khác đã sử dụng sản phẩm ra sao và mượn những lời nhận xét của họ. Khi tôi quảng bá về Shopify trên website của mình, tôi có thể nhấn mạnh rằng The Economist cũng có cửa hàng trên Shopify. Cũng tương tự như các sản phẩm của Red Bull và NYSE. Mọi người đều biết đến hai công ty này, nên tôi có thể mượn một chút “tiếng tăm” của họ bằng cách đề cập về họ trên website của tôi. 
Sau khi hoàn thành một bài viết về chủ đề thương mại điện tử, tôi có thể viết: “Nhân tiện, Shopify là nền tảng tôi dùng cho các cửa hàng điện tử của mình. Các công ty có giá trị hàng tỷ đô la như NYSE, Red Bull, The Economist cũng dùng nó nữa. Điều đó đủ chứng minh rằng Shopify đủ an toàn và đủ tốt để điều hành bất kì cửa hàng điện tử nào.” 
Và rồi mọi người sẽ nghĩ như thế này: “Nếu Red Bull cũng dùng nó thì mình tại sao lại không dùng chứ. Thêm nữa là nếu một người như Charles Ngo đang dùng thì có nghĩa là Shopify không chỉ dành cho tập đoàn lớn, ai cũng có thể dùng được cả.”
Hãy cố gắng tìm ra nơi các sản phẩm bạn dùng cũng được người khác dùng và tận dụng tối đa những lời khen về nó. 
Lời nhận xét về dịch vụ của bạn
Nếu không phải là một nhà thiết kế hoặc nhà phát triển thì những lời nhận xét là điều rất quan trọng với bạn. Người ta chắc chẳn không biết bạn là ai khi họ truy cập vào webite của bạn lần đầu tiên, thế nên bạn phải chứng minh rằng những người khác đã hợp tác với bạn và đạt được kết quả rất tốt. Cách đơn giản để nhận được những lời nhận xét là theo dõi và xin đánh giá từ mỗi khách hàng của bạn sau khi xong việc. 
Gợi ý: bạn không cần phải sao chép và gửi tin nhắn này đến cho các khách hàng. Hãy tự động hóa nó. 
“Chào John, cảm ơn vì đã chọn tôi làm đối tác của bạn. Thật sự rất tuyệt vời khi làm việc với bạn và tôi rất mong chờ để có thể giúp đỡ bạn lần nữa trong thời gian tới. Cảm ơn bạn vì đã thanh toán nhanh chóng, tôi rất hân hạnh.
Tôi tự hỏi bạn có thể làm giúp tôi điều này được không. Bạn có thể viết giúp tôi một lời nhận xét/ chứng thực ngắn gọn được không?
Đây là link dẫn tới trang của tôi, bạn cũng có thể viết các nhận xét khác nếu như bạn muốn.
Hãy cho tôi biết nếu tôi có thể làm gì khác cho bạn. Chúc việc kinh doanh của bạn ngày càng tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!”
Dưới đây là điều bạn nên làm khi viết một lời nhận xét trên trang của mình: 
– Dùng đầy đủ họ tên và địa điểm. 
– Đặt lời nhận xét trong dấu “  “ để nó trong như một câu nói.
– Kèm thêm ảnh chân dung của khách hàng. 
– Dẫn link tới website của họ và nói rõ bạn đã làm gì. 
– Sử dụng ảnh thu nhỏ (phóng to bằng cách nhấp vào ảnh) để mô tả công việc của bạn.
(Giả sử khách hàng cho phép bạn sử dụng thông tin của họ.)
4. Tạo dựng sự tin tưởng
Những lời nhận xét giúp xây dựng sự tin tưởng vậy nên hãy thiết kế nó thật đẹp vào. Nhưng bạn cũng có thể làm nhiều hơn thế nữa.
Mỗi khi bạn truy cập vào một website, có phải bạn luôn tò mò muốn biết ai đã tạo ra nó và tại sao bạn phải tin tưởng họ có phải không? Trừ những trang lớn như The Wirecutter hay Askmen (những trang mà ai cũng biết) thì người ta luôn muốn biết ai là người điều hành website mà họ truy cập. Họ muốn biết bạn đáng tin – bởi vì rất có thể họ đã vị lừa trước đây. Nhưng đây là internet, ai mà chẳng bị lừa một lần chứ! Website của bạn dù chỉ có một yếu tố sai sót thì cũng đủ để khách hàng nhấn nút thoát rồi. Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà website của bạn cần phải có để tạo sự tin tưởng với khách hàng và phát triển doanh thu.
Giới thiệu trang (About Page) 
Người ta muốn biết bạn là ai trong thế giới thực chứ không phải trên mạng ảo bởi vì không có ai muốn giao dịch với người lai lịch bất minh cả. Hãy đính kèm ảnh chân dung của bạn (nhớ là không đéo kính râm nhé!), một vài lời về sở thích cũng như những điều về bản thân mình trong phần giới thiệu. 
Nhiều khách hàng có thể sẽ xem phần giới thiệu trang của website. Bởi nếu họ có ý định mua hàng thì họ sẽ muốn có nhiều thông tin càng tốt trước khi mua hàng của bạn. Phần giới thiệu sẽ là nơi để bạn thể hiện con người cũng như sự uy tín của bản thân. Hãy nhớ rằng khách hàng muốn tìm kiếm một người thực sự tồn tại chứ không phải là một dịch vụ công cộng nào đó.
Những câu hỏi thường gặp (FAQs)
Mọi khách hàng đều muốn biết về giá cả, sự hoàn tiền nếu có vấn đề, thời hạn bảo hành cũng như cách thức phân phối của sản phẩm. Thế nên bạn cần phải tạo ra trang này và liên tục cập nhật thông tin. Hãy suy nghĩ về kĩ càng về những vấn đề quan trọng mà người ta sẽ đặt ra khi truy cập lần đầu vào trang của bạn. Dưới dây là một số ví dụ: 
– Bạn có giảm giá không?
– Tôi là ai? Tại sao bạn nên tin tưởng tôi?
– Tôi bán những thứ gì? Giá cả ra sao?
– Tôi đã từng làm việc với ai? Làm sao bạn  tin việc tôi làm là hợp pháp?
Thông tin liên lạc
Để nâng độ tin cậy, bạn nên ghi địa chỉ (địa chỉ cơ quan hoặc địa chỉ hòm thư) và số điện thoại vào trang này.
Ít nhất là phải có địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ cơ bản. Nếu bạn thưởng sử dụng mạng xã hội thì nên ghi kèm thêm các link dẫn đến các tài khoản này để khách hàng dễ dàng liên hệ với bạn. Có rất nhiều trang web không hoạt động nên tôi nghĩ mạng xã hội là cách tốt để khách hàng biết rằng việc kinh doanh của bạn vẫn còn hoạt động. 
Trình độ và bằng cấp của bạn
Bạn đã tốt nghiệp đai học? Bạn có bằng chứng nhận của Microsoft, Oracle hay Adobe? Bạn đã từng diễn thuyết tại một sự kiện đặc biệt? 
Theo tôi, bạn nên đề cập những điều này trong phần giới thiệu. Bao gồm cả những chứng chỉ bạn có, những ngôn ngữ bạn có thể nói, những phần mềm bạn thành thạo hoặc bất kì điều gì ấn tượng liên quan đến kĩ năng của bạn. 
Hãy xem qua phần giới thiệu websie của tôi để lấy ví dụ. Tôi đã viết câu chuyện nhỏ của mình (tôi đã bắt đầu làm Affiliate Marketing như thế nào?) và đưa ra một vài minh chứng (như là nói trước đám đông cả nghìn người) rồi sau đó cho khách hàng biết tôi có thể làm gì cho họ.
 
Vậy thì làm gì bây giờ? 
Chúng ta đã tìm hiểu qua bốn nguyên tắc sau: 
– Khách hàng cần cách giải quyết vấn đề chứ không phải cách phòng tránh vấn đề.
– Đầu tư cho những thiết kế có chất lượng cao
– Sử dụng sức mạnh của những lời khen ngợi
– Tạo dựng sự tin nhiệm và tin tưởng với khách hàng
 
Giờ là lúc bắt tay vào thực hiện những điều này.
Thứ nhất, hãy dành ra hai giờ cuối tuần này để xem lại website của bạn. Bạn phải cố cải thiện nó chứ không thể cứ để nó như vậy mãi. 
Trong bốn nguyên tắc trên, bạn có thể thực hiện nguyên tắc nào nhanh hơn và dễ dàng hơn? Tôi nghĩ chúng đều là những nguyên tắc “tốc chiến tốc thắng” bởi vì để thực hiện những điều này bạn sẽ không  cần phải tốn tiền và cũng không mất nhiều thời gian. Bạn cũng có thể thêm nội dung hoặc quảng cáo mới, liên hệ với các khách hàng cũ, thay đổi một vài chi tiết thiết kế của website. 
Thứ hai, dành thời gian nghiên cứu cuốn Cashvertising ( Chưa xuất bản Tiếng Việt) 
Cashvertising – Drew Eric Whitman
 
Đây là cuốn sách hay nhất về copywriting và bán hàng mà bạn có thể đọc để học hỏi. Tôi yêu cầu tất cả thàng viên trong đội ngũ của mình đọc cuốn này vài lẫn mỗi năm – bởi vì điều này giúp họ rất nhiều. Cuốn sách có đầy đủ lời khuyên hữu ích mà bạn có thể dùng để tạo sự tin tưởng, tăng doanh số bán hàng, tăng lòng trung thành của nhân viên,….
Những mẹo này có hữu ích với bạn không? Hãy cho chúng tôi biết bằng cách bình luận ở bên dưới nhé!