Press "Enter" to skip to content

9 lí do tại sao bạn không nên kiếm tiền từ những gì mình thích

Nhiều người cho rằng việc bắt  đầu kinh doanh bằng chính năng lực và sự hiệp lực là một điều đúng đắn. Họ đưa ra lập luận rằng việc kinh doanh dựa trên thế mạnh của một người sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như thời gian làm việc. Việc này chỉ đúng khi một người chìm đắm vào kinh doanh với rất nhiều nhiệt huyết.
1. Nguồn tài lực để bắt đầu kinh doanh
Bạn có những ý tưởng hoành trạng và một sự đam mê cháy bỏng, nhưng nếu bạn thiếu nguồn tài  lực phù hợp thì cũng khó mà thành công được. Tất cả các doanh nghiệp đều cần vốn để mua nguyên vật  liệu và dùng cho nhiều việc khác ví dụ như thuê nhân viên chẳng hạn. 
Trước hết bạn cần phải có một số vốn nhất định vì đó là điều thiết yếu của việc kinh doanh. Vì vậy tốt nhất là bạn nên xây dựng tốt nguồn vốn và nguồn tài lực trước khi bắt đầu. Đây là lí do chính giải thích cho việc tại sao bắt đầu kinh doanh từ những gì bạn thích là một sai lầm.

 

2. Thiếu thị trường cho sản phẩm
Bạn có thể sẽ không tìm được thị trường để bán sản phẩm. Đây chính là sự thất bại trong kinh doanh. Làm điều bạn thích thì có thể tốt đấy, nhưng bạn cần phải tự hỏi chính mình liệu ai sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp hoặc đối tượng khách hàng bạn nhắm tới là ai.
Điều này buộc bạn phải tiến hành nghiên cứu thị trường cũng như lợi nhuận có thể thu về từ việc bán hàng. Thay vì có một ý tưởng hay ho về việc nên giới thiệu sản phảm như thế nào, bạn hãy dùng khả năng của mình cải tiến những thứ có sẵn trên thị trường để cạnh tranh tốt hơn.
 
3. Thiếu kinh nghiệm để bắt đầu kinh doanh
Bắt đầu kinh doanh từ những gì bạn thích sẽ khiên bạn phải đương đầu với những khó khăn trong việc giải quyết công việc. Bắt buộc bạn phải có kinh nghiệm để xử lí các tình huống và thử thách bạn sẽ phải đối mặt trên con đường dài phía trước. 
Những khó khăn ấy có thể sẽ khiến công việc kinh doanh của bạn thất bại bởi vì trong quá khứ không có sự kiện giống như vậy cho bạn tham khảo và rút kinh nghiệm để bạn có thể xử lí rủi ro, giảm thiểu thiệt hại hay thậm chí là níu kéo lại việc kinh doanh đang sụp đổ. Khó khăn là điều không thể lường trước, cũng như rủi ro có thể xảy đến bất ngờ và không ai mong đợi điều đó cả. 
Tham gia cộng đồng freelancer và chia sẻ ý tưởng về quản lí doanh nghiệp với chúng tôi tại freelancerviet.vn
 
4. Tìm cộng sự phù hợp với bạn
Có thể nói rằng để tìm được người có cùng tậm nhìn giống như bạn là một điều rất khó khăn. Bởi vì mỗi người mỗi khác, điều bạn thích chưa chắc người ta đã thích. Đây là thách  thức lớn mà bạn có thể gặp phải, đặc biệt là trong việc tìm kiếm cộng sự cùng làm việc.
Tốt hơn hết là bạn nên tìm một ý tưởng chung mà nhiều người có thể hiểu và ủng hộ. Điều này sẽ giúp việc tìm cộng sự dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể tìm kiếm người phát triển những ý tưởng đã có sẵn của bạn.
 
 
5. Thiếu người  trong việc quản lí 
Bạn là người nghĩ ra ý tưởng kinh doanh cũng như là người duy nhất sỡ hữu và hiểu về nó, vì vậy không hề dễ dàng để có người làm việc với niềm đam mê dành cho ý tưởng của bạn. Họ có thể sẽ không hiểu cách nhìn của bạn về việc doanh nghiệp nên được điều hành ra sao, nên phó thác  vài phần công việc để người khác quản lí đôi khi là việc bất khả thi.
Điều này khiến bạn trở thành người duy nhất quản lí tất cả công việc. Phải điều hành mọi thứ một mình là điều hết sức mệt mỏi và tạo áp lực nặng nề. Có thể bạn rồi sẽ ghét những gì mình từng đam mê, và một vài phần công việc có thể không thể hoàn thành đúng cách. Đây cũng là một thử thách trong kinh doanh.
 
6. Ý tưởng của bạn có thể bị từ chối
Việc kinh doanh bắt nguồn từ những nhu cầu của người dùng. Giải quyết các nhu cầu đó còn  quan trọng hơn nhiều việc người khác ủng hộ đam mê của bạn. Khá là khó khăn để thuyết phục khách hàng rằng ý tưởng của bạn là tốt hơn của người khác, đặc biệt khi sản phẩm bạn tạo ra đã có sẵn trên thị trường. Không phải ai cũng có thể nắm bắt được ý tưởng của bạn.
Để thuyết phục khách hàng đồng ý với tầm nhìn của bạn trong kinh doanh có thể mất nhiều thời gian, đôi khi họ còn không thể hiểu lí do của bạn là gì nữa kìa. Những gì thị trường yêu cầu chính là cái cách bạn giải quyết nhu cầu ra sao chứ không phải những gì bạn có thể làm. Đừng đưa ra những điều bạn muốn về thị trường, hãy đưa ra những cái mà thị trường cần. 
 
7. Những thất vọng trong công việc
Bạn sẽ rất dễ dàng nhận lấy sự thất vọng từ bất kì thứ gì bạn đam mê. Điều này xảy ra là bởi vì bạn mong muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo. Rồi bạn đặt nhiều nỗ lực và kiểm soát mọi thứ, đến khi mọi việc không như ý muốn bạn sẽ cảm thấy mình như thể nghiền nát, kiệt quệ tinh thần. Và rất khó để bạn có thể phục hồi sau đó.
Bạn có thể sẽ phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề, bán đi toán bộ tài sản hay thậm chí là phải giải thể toán bộ doanh nghiệp. Canh tranh trên thị trường sẽ không bao giờ quan tâm rằng cái doanh nghiệp này là giấc mơ cả đời của bạn. Vì vậy, thật là không khôn ngoan khi để cuộc sống cá nhân ảnh hưởng tới công việc kinh doanh.
 
8. Những gì bạn thích sẽ không thể là những gì bạn cần
Chẳng khi nào mà những sở thích có thể cung cấp đầy đủ cái bạn cần cả. Người ta sẽ thúc đẩy bạn làm việc tốt hơn với niềm đam mê, nhưng không có ai quan tâm bạn có gì trong tay cả. Có nghĩa là bạn phải có những nguồn lực để giúp đam mê đó được phát triển và cải thiện công việc. Đam mê khác với sự chuyên nghiệp trong công việc. Tin tưởng vào đam mê và nhiệt huyết  của chính mình không phải là điều hay lo lắm đâu. Sẽ có một vài thời điểm mà bạn phải tìm ra một ý tưởng mới, xây dựng nó và đối mặt với những thử thách sắp tới – cũng như học tập theo những chiến lược kinh doanh mà nhiều công ty khác nhau đã dùng để tăng doanh thu. 
 
9. Bạn sẽ không có thời gian cho điều mình thích
Đầu tư vào những điều bạn thích rất tốn thời gian, và thay vì tận hưởng mấy cái thú vui thì bạn sẽ kết thúc bằng việc có một mối hận sâu sắc với đam mê của chính bạn.  Rồi bạn sẽ phải đặt ra nhiều câu hỏi về việc kinh doanh của mình. Sở dĩ có điều này là vì những trách nhiệm bạn phải gánh vác khi là một doanh nhân thực thụ. Ví dụ, bạn sẽ phải là trưởng phòng quản lí nhân sự, phòng kế toán,  quản lí bộ phận xuất nhập khẩu và là đầu não của toàn bộ doanh nghiệp. Bạn sẽ không còn thời gian để nghĩ hay làm những gì mình thích đâu. 
Kết luận
Nếu có điều  gì đó có thể làm bạn bị phân tâm trong công việc hàng ngày cũng tốt. Một thú vui nào đó cũng là một cách tuyệt vời để thư giãn đầu óc. Một vài người thích đi bơi, đọc tiểu thuyết, số khác lại nấu nướng, ca hát và rất nhiều hoạt động khác. 
Khi bạn cố gắng vật chất hóa những sở thích của mình và kiếm tiền thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đang phá hủy mục đích ban đầu của những thú vui này. Bạn không sai nếu mượn ý tưởng từ những gì bạn thích và cố gắng đầu tư vào nó, nhưng về lâu về dài, có thể bạn sẽ kết thúc bằng sự thất bại trong kinh doanh. 
Thị trường là nơi mà một bên ( Người bán) đáp ứng các nhu cầu, những mong muốn và đòi hỏi của bên còn lại ( Người mua). Bạn cũng có thể đưa ra giải pháp mới cho những nhu cầu mới của thị trường, hoặc cải thiện các giải pháp đã có trước đó – như là đưa ra một sản phẩm mới thay thế cho một sản phẩm hiện có trên thị trường. 
 
Lí do mà bạn không nên kinh doanh từ những gì bạn thích chính là:
Bạn có thể sẽ rất nản chí khi ý tưởng mà bạn đang thực hiện không giống như những gì bạn muốn.
Bạn có thể sẽ khó tìm được người cộng sự phù hợp.
Các nguồn lực mà bạn cần có thể không có sẵn hoặc rất tốn kém.
Ý tưởng của bạn sẽ không có chỗ dùng đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn bị tổn thất về thời gian và tiền bạc.
Quản lí cả dự án sẽ làm bạn bị stress nặng nề.
 
Với vị trí của một doanh nhân, bạn cần phải hiểu lí do tại sao kinh doanh những gì bạn thích lại là một sai lầm, và cân nhắc xem bạn có sẵn lòng nhận lấy rủi ro hay không nhé!